Bộ môn Kiểm nghiệm – Phân tích – Độc chất - Hóa lý
- Lượt xem: 9926
- Giới thiệu chung về bộ môn
Bộ môn Phân tích – Kiểm nghiệm – Độc chất – Hóa lý dược được thành lập ngay từ ngày đầu thành lập khoa Dược theo quyết định số 543/QĐ – ĐHH – TCNS của Giám đốc Đại học Huế về việc thành lập Khoa Dược ngày 9 tháng 11 năm 2004.
Bộ môn Phân tích – Kiểm nghiệm – Độc chất – Hóa lý dược đảm trách giảng dạy cả hai khối kiến thức cơ sở ngành (học phần Hóa phân tích và Hóa lý dược) và kiến thức chuyên ngành (các học phần Kiểm nghiệm, Độc chất và các học phần thuộc chuyên ngành Kiểm tra chất lượng thuốc), nhằm cung cấp các kiến thức và nghiệp vụ về phân tích kiểm nghiệm nguyên liệu thuốc, Dược phẩm, Mỹ phẩm và thực phẩm chức năng cho sinh viên và học viên sau đại học ngành Dược.
Thời gian đầu đào tạo Dược sĩ đại học, để đảm bảo công tác giảng dạy tốt các môn học, Bộ môn đã mời các cán bộ tham gia giảng dạy từ Khoa Y tế công cộng, khoa Hóa – trường Đại học Khoa Học Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Thừa Thiên Huế. Hiện nay, Nhà trường đã thường xuyên bổ sung cán bộ giảng dạy, đồng thời Bộ môn đã cử các giảng viên trẻ đi học sau đại học và dần đảm trách tất cả các môn học do Bộ môn giảng dạy. Hiện nay, Bộ môn Phân tích – Kiểm nghiệm – Độc chất – Hóa lý dược có 11 cán bộ, gồm 1 PGS. TS, 2 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 1 dược sĩ đại học và 3 cử nhân hóa học, trong đó có 2 nghiên cứu sinh.
- Hướng nghiên cứu của bộ môn
- Đánh giá chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng bằng các phương pháp hóa lý, dược lý và vi sinh.
- Phân tích nồng độ hoạt chất và biomarker trong dịch sinh học, đánh giá sinh dược học thuốc trên in-vitro, in-vivo và trên lâm sàng (clinical-trial).
- Xây dựng và tiêu chuẩn hóa tiêu chuẩn chất lượng thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
- Tổng hợp và thiết lập chất đối chiếu ứng dụng trong kiểm nghiệm thuốc.
- Tổng hợp các hợp chất cacbon bất đối xứng ứng dụng trong Dược và thử hoạt tính sinh học.
- Điều chế và ứng dụng Công nghệ nano trong Y Dược.
- Danh sách cán bộ bộ môn
STT |
Họ và tên |
Chức vụ |
1 |
PGS. TS. Trần Hữu Dũng |
Trưởng Bộ môn |
2 |
TS. Đào Thị Cẩm Minh |
Tổ trưởng công đoàn |
3 |
TS. Lê Thị Loan Chi |
|
4 |
ThS. NCS. Nguyễn Hữu Tiến |
|
5 |
ThS. NCS. Nguyễn Viết Khẩn |
|
6 |
ThS. Nguyễn Thị Như Ngọc |
Giáo vụ bộ môn |
7 |
ThS. Thái Khoa Bảo Châu |
|
8 |
DS. Nguyễn Thị Quỳnh Như |
|
9 |
CN. Phan Phước Thắng |
|
10 |
CN. Lê Thị Bảo Trâm |
Trợ lý Giáo tài Khoa |
11 |
CN. Trần Thị Phương Ngọc |
|
5. Mục tiêu đào tạo của bộ môn
Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và kỹ năng về các phương pháp phân tích hóa học (acid-base, oxy hóa – khử, tạo kết tủa và tạo phức) và các phương pháp phân tích công cụ (điện hóa, quang phổ, sắc ký, điện di, khối phổ…) được ứng dụng nhiều trong ngành dược.
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về động học của các phản ứng hóa học (các đại lượng nhiệt động, tính chất cơ lý, hóa lý của tá dược, dung môi, dược chất); kiến thức về độ tan, sự hấp phụ, điện hóa học, xúc tác là cơ sở lý thuyết của các phương pháp phân tích hóa lý (HPLC, diện di mao quản, máy đo pH…); và kiến thức về các đặc điểm cấu trúc, tính chất hóa lý của hệ phân tán (dung dịch, hỗn dịch, nhũ tương, hệ keo, hệ chứa tiểu phân nano) liên quan đến hiệu lực điều trị và độ an toàn của thuốc.
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về đặc điểm hóa lý của chất độc, cách phát hiện được chất độc trong các mẫu phân tích và phương pháp xử trí các trường hợp ngộ độc cấp tính và mãn tính.
Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về công tác kiểm nghiệm thuốc và đảm bảo chất lượng thuốc, có kỹ năng kiểm nghiệm các dạng nguyên liệu và chế phẩm thuốc bằng phương pháp hóa lý, dược lý và vi sinh.
Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản và kỹ năng khảo sát độ ổn định của nguyên liệu và thành phẩm thuốc và biết cách xác định hạn dùng của chế phẩm.
6. Đối tượng giảng dạy
Bộ môn hiện nay đang tham gia giảng dạy và đào tạo:
- Dược sĩ Đại học hệ chính quy và liên thông chính quy
- Dược sĩ chuyên khoa 1
7. Giáo trình và tài liệu
Đã biên soạn được 08 giáo trình lưu hành nội bộ:
- Giáo trình Hóa phân tích I (lưu hành nội bộ).
- Giáo trình Hóa phân tích II (lưu hành nội bộ).
- Giáo trình Hóa lý dược (lưu hành nội bộ).
- Giáo trình Độc chất học (lưu hành nội bộ).
- Giáo trình Kiểm nghiệm (lưu hành nội bộ).
- Giáo trình phương pháp điện di và sắc ký (lưu hành nội bộ).
- Giáo trình phương pháp điện hóa (lưu hành nội bộ).
- Giáo trình độ ổn định và tuổi thọ của thuốc (lưu hành nội bộ).
- Giáo trình đảm bảo chất lượng trong phân tích kiểm (lưu hành nội bộ).
8. Công trình nghiên cứu đã công bố (tính đến tháng 7/2017)
+ Đề tài KHCN: Các cán bộ bộ môn là chủ nhiệm các đề tài:
- 02 đề tài cấp tỉnh
- 05 đề tài cấp Đại học Huế
- 14 đề tài cấp Trường
+ Bài báo
- 16 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế
- 45 bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong nước
+ Bài đăng hội nghị
- 10 báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo trong nước
- 10 báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo quốc tế
9. Khen thưởng
Giấy khen của Hiệu trưởng trường Đại học Y Dược Huế năm 2017